Hiển thị gadget twitter feed hay twitter profile timeline trên blog của bạn có 2 lợi ích: + Người dùng xem blog dễ dàng kết nối với twitter của bạn từ đó dễ theo dõi cập nhật của bạn hơn + Bạn dễ dàng theo dõi các cập nhật trên twitter từ blog của bạn Mặc dù twitter không phải là mạng xã hội phổ biến với người dùng nhưng đối với dân SEO thì đây vẫn là 1 kênh đáng để khai thác Sau đây là các bước cơ bản để thêm tweet feed / twitter timeline của bạn vào blog Bước 1: Tạo widget timeline trong tài khoản twitter của bạn. Truy cập địa chỉ:
https://twitter.com/settings/widgets
Nhấn Create new(mình để ngôn ngữ là tiếng Anh) và điền các thông tin cần thiết
Có 1 số thông tin cơ bản như chiều cao của widget, giao diện sáng/tối…xong bạn nhấn Creat widget Bên tay phải khung preview sẽ hiện ra code widget của bạn copy code đó code của mình [js] <a class="twitter-timeline" href="https://twitter.com/hanamonline" data-widget-id="371565767713497088">Tweets by @hanamonline</a> <script>!function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s)[0],p=/^http:/.test(d.location)?’http’:’https’;if(!d.getElementById(id)){js=d.createElement(s);js.id=id;js.src=p+"://platform.twitter.com/widgets.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}}(document,"script","twitter-wjs");</script> [/js]
Bước 2: Upload code lên hostting của bạn ở đây mình khuyến khích các bạn sử dụng luôn Google gadget editor để lưu code. Truy cập url
http://www.google.com/ig/ifr?url=gge.xml
Dán code bạn vừa copy vào sau CDATA
Vào menu File/Save as lưu lại với tên tùy chọn
Mình lưu lại với tên anybuy-on-twitter. Sau khi save xong nhìn sang bên phải thấy file của bạn. Copy url của file
Bước 3: Vào quản lý blogger của bạn. Chọn cài đặt bố cục, thêm tiện ích(mình để tiếng Việt)
Một cửa sổ popup hiện lên chọn mục Thêm miền riêng của bạn và paste url vừa copy vào chọn Thêm bằng URL.
OK vậy là xong rồi đó và giờ cùng xem lại thành quả nào
Một DNS miễn phí tốt theo mình nó đáp ứng được 1 số tiêu chí sau: – Cpanel dễ sử dụng – Thời gian update thay đổi các bản ghi nhanh
– Hỗ trợ nhiều loại bản ghi khác nhau (DNS Record : A, CNAME, MX, TXT, NS , URL Redirect, URL Frame, Email Forwarding…) – Live time tức là thời gian tồn tại lâu và thời gian chết ít – Server nhanh: cái này mình nghĩ không quan trọng lắm vì các máy chủ DNS thường chỉ phải xử lý nhiều yêu cầu từ người dùng nhưng các xử lý của nó đơn giản chỉ là ánh xạ địa chỉ
DNS miễn phí thì rất nhiều tuy nhiên hôm nay mình giới thiệu các bạn DNS miễn phí của Godaddy Off-site DNS Off-site DNS theo mình nó đáp ứng được các tiêu chí đưa ra ở trên. Mình mua và sử dụng nhiều domain ở godaddy nhận định DNS ở đây khá ổn định ngay cả khi Godaddy down thì cũng ko ảnh hưởng tới hoạt động của DNS (đã kiểm chứng lúc 10h15 phút hôm nay). Việc chuyển DNS về Godaddy khi sử dụng các dịch vụ ở Godaddy giúp cho việc quản lý đồng bộ và thuận tiện hơn. Thôi không lan man nữa giờ bắt tay vào việc. B1: Đầu tiên là đăng ký 1 tài khoản miễn phí ở Godaddy nếu bạn nào có rồi thì thôi. Đăng ký tại đây nếu có thông tin gì khó thì comment mình hướng dẫn:
B2: Login vào account của bạn click menu All All Products -> Domains -> Domain Management
B3: Trong phần Domain Manager, click vào DNS -> DNS Manager
B4: Click vào Off-site -> Add Off-site
Bước 5: Phần “Domain name:” điền domain của bạn vào: ở đây mình demo là hanamonline.com mặc dù domain này có sẵn ở Godaddy rồi Không click vào “This domain will be transferred to GoDaddy.com. Upon transfer, apply this zone file to the domain”
Bấm next qua bước 2
Ở đây bạn cũng có thể thấy GoDaddy yêu cầu mình đổi Nameserver thành
mns01.domaincontrol.com mns02.domaincontrol.com
Ấn finish nhận được cái thông báo thành công
Your changes have been submitted. Please allow a few minutes for the changes to take effect.
Bấm OK là xong Bước 6: Xong xuôi thì bạn sẽ thấy domain đã được add ở bên dưới, không thấy thì bấm F5 lại 1 phát Click vào Edit Zone để add vào mí cái thông số A, CNAME, MX, TXT … như ở các DNS manger khác thôi. Nhớ trỏ luôn về host để khi chuyển DNS thành công thì website của bạn không bị gián đoạn hoạt động nhé
Như thế là ok rồi cuối cùng là ta trở lại với tài khoản quản lý tên miền của tên miền cần chuyển đổi lại Nameservers như yêu cầu của Godaddy là xong Lấy ví dụ ở PAVN nhé:
OK xong thật rồi đó việc còn lại là chờ DNS thay đổi. Nhanh hay chậm tùy nhà cung cấp. Thời gian chờ tên miền VN mình test khoảng 7-10h. Tốt nhất là xong việc rồi chúng ta quên nó đi. Đi ngủ và khi nào rảnh thì kiểm tra lại. Chúc các bạn thành công
Bài viết này được tham khảo từ bài viết trên Sawyer
http://sawmac.com/xampp/virtualhosts/
Mình đọc rất nhiều bài viết nhưng thấy đây là bài viết hay nhất và làm không lỗi lầm gì.
Mình sẽ không giải thích các khái niệm cơ bản nữa. Như cá bạn thấy ở hình minh họa trên Virtual host giúp chúng ta thiết kế các dự án trên localhost gần với trên server hơn cơ bản là khắc phục cái domain dạng http://localhost/website thành http://website.com Yêu cầu xampp đã cài đặt thành công, các dự án website của bạn đã được tạo trong httpdocs của xampp rồi nhé Các bước thực hiện: Bước 1: Sửa file xampp\apache\conf\extra\httpd-vhosts.conf Tìm đoạn
# # Use name-based virtual hosting. # #NameVirtualHost *:80
Sửa thành:
# # Use name-based virtual hosting. # NameVirtualHost *:80
Bước 2: Thêm vào cuối file đoạn sau để đảm bảo địa chỉ localhost vẫn truy cập được vì chúng ta còn phải sử dụng localhost nhiều:
Open Graph Protocol (OGP) bao gồm tập hợp các thẻ giúp bạn định nghĩa dữ liệu có cấu trúc giúp cho việc chia sẻ dữ liệu giữa trang web của bạn với các trang mạng xã hội dễ dàng hơn. Mục tiêu của OGP là cho phép bạn tích hợp trang web của bạn vào mạng xã hội của họ biến trang web của bạn thành một trang, một phần của mạng xã hội. Từ đó giúp cho việc quảng bá trang web của bạn tới người dùng trong mạng xã hội dễ dàng hơn.
Ví dụ như người dùng Facebook(FB) kích vào nút like trên trang web của bạn trang web của bạn sẽ xuất hiện trong trang cá nhân của họ và họ và bạn bè của họ sẽ nhìn thấy trang web của bạn trên trang cá nhân của người đó.
Câu chuyện về nút like Open Graph
Làm thế nào để sử dụng OGP?
Như đã nói ở trên để sử dụng OGP thì trong trang web của bạn phải bao gồm các thẻ định nghĩa dữ liệu có cấu trúc để các trang mạng xã hội có thể hiểu được.
Sau đây là một số ví dụ:
[html]
The Rock (1996) <meta content="The Rock" /> <meta content="movie" /> <meta content="http://www.imdb.com/title/tt0117500/" /> <meta content="http://ia.media-imdb.com/rock.jpg" /> <meta content="IMDb" /> <meta content="USER_ID" /> <meta content="A group of U.S. Marines, under command of a renegade general, take over Alcatraz and threaten San Francisco Bay with biological weapons." /> … … [/html]
Trong ví dụ trên có nhiều định nghĩa tuy nhiên chúng ta không cần tìm hiểu chúng vội chúng ta sẽ xem kết quả khi ai đó like trang web của bạn facebook sẽ dựa vào các định nghĩa trên trang và hiển thị trên profile của người dùng nội dung như sau
Ngoài việc định nghĩa qua các thẻ meta FB còn sử dụng thẻ XFBM để định nghĩa nút like. Dưới đây là 1 ví dụ:
[html][/html]
Kết quả hiển thị trên trang web của bạn như bên dưới:
Để hiểu các thẻ định nghĩa các bạn tham khảo tại: http://ogp.me/.
Sau khi hiểu các định nghĩa và sử dụng các bạn có thể vận dụng linh hoạt từ đó giúp cho việc quảng bá website của các bạn trên mạng xã hội tốt hơn. Chúc các bạn thành công.
Trước khi bắt đầu vào hướng dẫn cách cấu hình trên Filezilla để sử dụng SFTP tại Hostgator mình xin nói qua về SFTP để các bạn hiểu tầm quan trọng của nó với 1 webmaster
Trước hết mình xin giải thích khái niệm FTP, SFTP, SSH. Google ngắn gọn dễ hiểu:
– FTP là viết tắt của từ File Transfer Protocol, một giao thức truyền tải tập tin từ một máy tính đến máy tính khác thông qua một mạng TCP hoặc qua mạng Internet. Thông qua giao thức FTP, người dùng có thể tải dữ liệu như hình ảnh, văn bản, các tập tin media (nhạc, video)… từ máy tính của mình lên máy chủ đang đặt ở một nơi khác hoặc tải các tập tin có trên máy chủ về máy tính cá nhân.
– SFTP là từ viết tắt của SSH File Transfer Protocol là kết nối FTP an toàn sử dụng SSH
– SSH là một chương trình tương tác giữa máy chủ và máy khách có sử dụng cơ chế mã hoá đủ mạnh nhằm ngăn chặn các hiện tượng nghe trộm, đánh cắp thông tin trên đường truyền. Các chương trình trước đây: telnet, rlogin không sử dụng phương pháp mã hoá. Vì thế bất cứ ai cũng có thể nghe trộm thậm chí đọc được toàn bộ nội dung của phiên làm việc bằng cách sử dụng một số công cụ đơn giản. Sử dụng SSH là biện pháp hữu hiệu bảo mật dữ liệu trên đường truyền từ hệ thống này đến hệ thống khác.
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/SSH)
Do FTP là 1 giao thức không có sự bảo mật cài sẵn, tất cả các thông tin như tên người dùng, mật khẩu, và dữ liệu đều ở trạng thái không mã hóa nên trong quá trình kết nối từ Client đến Server thông tin có thể bị hacker dùng kỹ thuật nghe lén (SNIFFER) để ăn cắp các thông tin trong đó bao gồm cả mật khẩu và dữ liệu từ đó có thể dễ dàng kiểm soát hostting / server của bạn. Không cần một kỹ thuật đỉnh cao hiện nay chỉ cần dùng các phần mềm nghe lén và kết nối vào mạng của bạn (wifi, lan) là có thể tóm được các thông tin của bạn 1 cách dễ dàng. Do vậy chúng ta cần những kết nối an toàn hơn FTP. SFTP đơn giản vẫn là FTP nhưng chạy trong 1 đường hầm được bảo mật vì vậy an toàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên khi sử dụng SFTP đồng nghĩa với việc truyền tải tệp tin của bạn sẽ chậm hơn FTP thông thường rất nhiều tuy nhiên vẫn trong ngưỡng chấp nhận được.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về FTP và các hạn chế của nó. Ngoài SFTP ra còn có giao thức FTPS cũng là 1 giao thức truyền tệp an toàn khác các bạn có thể tìm hiểu ở đây mình sẽ ko đi sâu phân tích
Với các gói share host của Hostgator hiện nay mình thấy chỉ hỗ trợ SFTP chứ ko hỗ trợ FTPS. Với mình thế cũng là quá đủ bởi hầu hết các host ở Việt Nam đều ko có hỗ trợ cả 2 giao thức bảo mật này
Để sử dụng SFTP đầu tiên bạn phải bật tính năng SSH cho gói host của bạn truy cập vào Hostgator Billing and Support system bằng tài khoản của bạn chọn View Pakage Hosting theo địa chỉ: https://gbclient.hostgator.com/packages_view
Muốn bật SSH cho gói host nào thì bạn chỉ cần kích vào Enable Shell Access là được như hình:
Sau khi đã bật SSH các bạn chuyển qua FileZilla để cấu hình. Mở FileZilla vào File/Site Manager . Tại tab General các bạn chú ý điền như hình:
Các bạn chú ý port là 2222 là cổng SSH và giao thức (protocol) là SSH. Chuyển qua tab advance Chú ý phần Server Type để là Auto Detect để nó tự nhận vì khi các bạn down file cấu hình SFTP trong phần Hosting Control Panel của Hostgator nó để server type là DOS.
Như vậy là bạn đã cấu hình xong để sử dụng SFTP với Hostgator và FileZilla rồi. Bạn có thể connect và sử dụng mà không sợ bị dòm ngó và mất quyền kiểm soát hosting hoặc server của mình.
Nếu host của bạn không hỗ trợ SFTP như Hostgator bạn có thể sử dụng 1 giải pháp thay thế tương tự là sử dụng VPN (mạng riêng ảo) tuy nhiên giải pháp này tốn kém và ko hiệu quả bằng bởi vì rất ít VPN miễn phí tốt và sử dụng VPN bất tiện và ko ổn định hơn nhiều. Qua bài này các bạn có thể sẽ chú ý hơn vấn đề bảo mật khi sử dụng mạng công cộng. Nếu các bạn quan tâm mình sẽ chia sẻ thêm về cách thức Sniff trong mạng, HTTPS, FTPS. Mọi ý kiến xin vui lòng comment mình sẽ tiếp thu và sửa chữa. Cảm ơn các bạn đã quan tâm