Sử dụng trình soạn thảo vi (Vim) trong Linux

Sở dĩ mình giới thiệu bài viết này vì trong quá trình quản trị Linux chủ yếu chúng ta thao tác qua các lệnh trên Console, và thường xuyên phải chỉnh sửa các file cấu hình trên hệ thống. VI ( hay vim, bản cải thiện của vi ) là trình editor chúng ta hay sửa dụng nhất. Do vậy, học cách sử dụng vi là một yêu cầu tối thiểu và cần thiết cho một người sử dụng Linux.

Dùng lệnh "man vi" để xem HDSD lệnh vi
Dùng lệnh “man vi” để xem HDSD lệnh vi

1. Cơ bản

– Sử dụng vi kèm theo tên file(s) muốn edit: vi one.txt two.txt etc.txt
– Có 2 mode: command mode và insert mode. Khi bắt đầu sử dụng lệnh vi, vi mặc định ở command mode. Hoặc ấn Esc để chuyển sang command mode khi người dùng đang ở insert mode.

2. Các lệnh edit cơ bản

– Ấn phím lệnh i hoặc a từ chế độ command mode để chuyển sang insert mode. i để thêm ký tự trước con trỏ, a để thêm ký tự sau con trỏ.
– Sử dụng lệnh h j k l hoặc các phím mũi tên tương ứng để di chuyển con trỏ sang trái, xuống, lên, sang phải.
– Sử dụng x xóa 1 ký tự, dw xóa 1 từ, dd xóa cả 1 dòng.
– Sử dụng số N đi trước phím lệnh để lặp lại N lần tác dụng của lệnh. Ví dụ, 3dw sẽ xóa 3 từ tính từ vị trí con trỏ.
– Sử dụng u ( = undo )để khôi phục lại những thay đổi trước đó.
– Sử dụng ZZ hay :wq lưu lại tất cả thay đổi và thoát.
– Sử dụng :q! thoát ra không lưu lại bất kỳ thay đổi nào.

3. Cắt và dán

– yy sao chép dòng hiện tại vào buffer, Nyy sao chép N dòng.
– p ( P ) dán nội dung từ buffer vào dưới ( trên ) dòng hiện tại

4. Nhảy đến hàng hay cột

– Gõ một số N trước ký tự G để đi đến dòng thứ N, vd 23G sẽ nhảy đến dòng 23.
– Gõ một số N trước ký tự | (pipe) để nhảy đến cột thứ N.

5. Sử dụng . để lặp lại action gần nhất. Ví dụ người dùng gõ i để insert dòng chữ “hello world”, sau đó chuyển sang chế độ command mode bằng phím Esc, nhảy xuống dòng và gõ . , dòng chữ “hello world” sẽ hiện ra.

6. Tìm kiếm

– Sử dụng / (?) đi theo sau là từ muốn tìm để tìm kiếm từ trong phần văn bản sau ( trước ) con trỏ. ví dụ /foobar hay ?foobar.
– Sau khi kết quả tìm kiếm đầu tiên hiện ra, sử dụng n để tìm kiếm tiếp trong phần văn bản còn lại sau con trỏ, N để tìm kiếm ngược trở lại đầu văn bản trước con trỏ.

7. Các lệnh colon ( đi sau dấu : )

– :%s/foo/bar/g tìm sự xuất hiện của “foo” trong toàn bộ file và thay thế bằng “bar”, /foo/bar/g chỉ thay thế ở dòng hiện tại.
– et nu hiển thị số dòng trước mỗi dòng, et nonu để bỏ hiển thị số dòng.
– :1,8d xóa từ dòng 1 cho đến dòng 8 trong file.
– Sử dụng ma để đánh dấu dòng hiện tại là a ( có thể là bất cứ ký tự nào từ a-z ). Sau đó dùng ‘a để nhảy đến dòng đã được dánh dấu là a từ bất cứ đâu. Có thể sử dụng với colon, :’a,’b d xóa tất cả các dòng bắt đầu từ dòng được đánh dấu là a cho đến dòng được đánh dấu là b, hoặc ngược lại.
– :w newfile.txt để save nội dung của file hiện tại vào một file mới là newfile.txt ( tựa “save as” bên Win Word ).
– :8,16 co 32 để copy dòng 8 đến 16 đến điểm sau dòng 32.
– :3,16 m 32 để chuyển rời dòng 8 đến 16 đến điểm sau dòng 32.
– Nếu dùng vi để mở nhiều file ( vi file1 file2 file3 ), có thể sử dụng :n để nhảy đến file tiếp theo và :rew để nhảy quay ngược lại đến file đầu tiên, :args để hiện thị tất cả các file đang được mở.

8. Vi for Smarties

– Sử dụng G để nhảy đến dòng cuối cùng của file.
– Khi xóa nhiều dòng, di chuyển con chuột đến dòng đầu tiên, gõ ma để đánh dấu, sau di đến dòng cuối cùng và gõ d’a để xóa những dòng đó.
– $ để nhảy xuống cuối dòng, :$ để nhảy đến dòng cuối của file.
– 0 để nhảy đến đầu dòng, :0 để nhảy tới dòng đầu tiên của file.
– d$ xóa từ vị trí con trỏ hiện tại đến cuối dòng.
– :10,$ d xóa từ dòng 10 cho đến dòng cuối cùng của file, hoặc ngược lại.
– :10,20 m 0 chuyển rời dòng 10 đến 20 lên trên dòng đầu tiên của file.

9. Shell

– Sử dụng :!command để thi hành lệnh command trong môi trường vi.

Trên đây là giới thiệu cách sử dụng vi một cách cơ bản và đủ dùng cho mọi đối tượng người sử dụng linux. Người dùng muốn tham khảo thêm có thể lên website của vim tại http://www.vim.org/.

Cài đặt phần mềm chat Pidgin trên Centos

Pidgin là phần mềm chat hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau, Pidgin hỗ trợ đến 19 giao thức chat và tất nhiên không thể thiếu Yahoo, AIM, Facebook, Google talk, Live Message…, hỗ trợ chat nhiều tài khoản, cửa sổ chat hỗ trợ nhiều tab, lưu nhật ký chat, hỗ trợ cài thêm plugin…
Để cài Pidgin trên CentOS thực hiện các bước sau (các bạn có thể thực hiện trên UI hoặc trên Terminal):

Pidgin Centos
Pidgin Centos

1. Download pidgin.repo tại http://rpm.pidgin.im/centos/pidgin.repo

2. Copy file vừa download về thư mục /etc/yum.repos.d/ với quyền root

[root@localhost Desktop]# mv pidgin.repo /etc/yum.repos.d/

3. Cài đặt Pidgin từ gói vừa tải về bằng lệnh “yum install pidgin” với quyền root

4. Như vậy là Pidgin đã được cài đặt.

5. Để mở Pidgin các bạn vào menu Applications –> Internet –> Pidgin Internet Messenger

Bây giờ thì bạn có thể add tài khoản vào và chat chít thoải mái rồi

Cài VNC Server để Remote Desktop vào CentOS

Remote Desktop CentOS bằng VNC
Remote Desktop CentOS bằng VNC

Nhiều bạn cho rằng quản trị Linux thì xài CLI chứ không xài GUI tuy nhiên quan điểm của mình xài CLI hay GUI miễn là đạt mục đích là được vả lại rõ ràng GUI là sự tiến bộ không thể quay trở lại thời màn hình Command Line tối thui được huống chi giờ cấu hình máy tính thừa khả năng đáp ứng cho GUI. Lan man tí 🙂 sau đây là các bước thực hiện:
Bước 1 : Cài X Windows System (KDE và GNOME Desktop Environement !)
Kiểm tra xem svr đã cài gói này chưa bằng cách dùng lệnh :

yum grouplist

Nếu chưa thấy trong mục Installed thì tiến hành cài !
Để cài GNOME Desktop Environnement chạy lệnh :

yum groupinstall “X Window System” “GNOME Desktop Environment”

Nếu thấy như đoạn dưới đây là thành công :

Installed: NetworkManager-gnome.x86_64 0:0.3.1-5.el4 file-roller.x86_64 0:2.8.1-1 gconf-editor.x86_64 0:2.8.0-2 gedit.x86_64 1:2.8.1-4 ggv.x86_64 0:2.8.0-1 gimp-print-utils.x86_64 0:4.2.7-2 gnopernicus.x86_64 0:0.9.12-1 gok.x86_64 0:0.11.8-1 gpdf.x86_64 0:2.8.2-7.7.2.el4_7.4 gtk-engines.x86_64 1:0.12-6.el4 gtk-engines.i386 1:0.12-6.el4 gtk2-engines.i386 0:2.2.0-7.el4 hwbrowser.noarch 0:0.19-0.EL4.4 nautilus-media.x86_64 0:0.8.1-3 vino.x86_64 0:2.8.1-1.5 yelp.x86_64 0:2.6.4-2
Dependency Installed: gimp-print.x86_64 0:4.2.7-2 gtk+.i386 1:1.2.10-36 gtksourceview.x86_64 0:1.1.0-4 imlib.i386 1:1.9.13-23 libungif.i386 0:4.1.3-1.el4.2 pyparted.x86_64 0:1.6.8-2
Complete!

Sau khi cài đặt xong GNOME Desktop Environnement,chúng ta chuyển qua KDE chạy lệnh :

yum groupinstall “X Window System” “KDE (K Desktop Environment)”

Cài đặt tương tự như GNOME , cũng hỏi y/n chọn y,rồi ngồi đợi
Cái này chắc ko phải nói nhiều ^_^ !
Bước 2 : Cài đặt VNC Server :
Dùng lệnh :

yum install vnc-server

Đợi nó cài :
Nếu được như đoạn dưới đây bạn đã cài xong vnc server :

[root@vps1161 ~]# yum install vnc-server
Loading “priorities” plugin
Loading “fastestmirror” plugin
Setting up Install Process
Setting up repositories
update 100% |=========================| 951 B 00:00
base 100% |=========================| 1.1 kB 00:00
contrib 100% |=========================| 951 B 00:00
centosplus 100% |=========================| 951 B 00:00
addons 100% |=========================| 951 B 00:00
extras 100% |=========================| 1.1 kB 00:00
Loading mirror speeds from cached hostfile
Reading repository metadata in from local files
Excluding Packages in global exclude list
Finished
0 packages excluded due to repository priority protections
Parsing package install arguments
Nothing to do

Bước 3 : Hiệu chỉnh config của VNC Server
Bây h chúng ta edit file config của vnc server,chạy lệnh :

vi /etc/sysconfig/vncservers

Các bạn nào chưa biết sử dụng lệnh vi trong SSH thì mình xin đọc bài này
Các bạn sửa nội dung file config vncserver như sau:
Bỏ 2 dấu # ở 2 câu cuối cùng :

# The VNCSERVERS variable is a list of display:user pairs.
#
# Uncomment the lines below to start a VNC server on display :2
# as my ‘myusername’ (adjust this to your own). You will also
# need to set a VNC password; run ‘man vncpasswd’ to see how
# to do that.
#
# DO NOT RUN THIS SERVICE if your local area network is
# untrusted! For a secure way of using VNC, see
# <URL:http://www.uk.research.att.com/archive/vnc/sshvnc.html>.
# Use “-nolisten tcp” to prevent X connections to your VNC server via TCP.
# Use “-nohttpd” to prevent web-based VNC clients connecting.
# Use “-localhost” to prevent remote VNC clients connecting except when
# doing so through a secure tunnel. See the “-via” option in the
# `man vncviewer’ manual page.
VNCSERVERS=”1:root”
VNCSERVERARGS[1]=”-geometry 800×600″

Bước 4 : Khởi động VNC Server :

vncserver

Nếu nó đòi pass thì bạn nhập pass vào,pass này sẽ để bạn dùng VNC CLient connect tới svr !
Bước 4 : Sửa file xstartup

vi /root/.vnc/xstartup

Bỏ 2 dấu thăngs ở 2 đoạn như code dưới :

unset SESSION_MANAGER
exec /etc/X11/xinit/xinitrc
#!/bin/sh
# Uncomment the following two lines for normal desktop:
unset SESSION_MANAGER
exec /etc/X11/xinit/xinitrc
[ -x /etc/vnc/xstartup ] && exec /etc/vnc/xstartup
[ -r $HOME/.Xresources ] && xrdb $HOME/.Xresources
xsetroot -solid grey
vncconfig -iconic &
xterm -geometry 80×24+10+10 -ls -title “$VNCDESKTOP Desktop” &
twm &

Bước 5 : Khởi động lại vnc server :

/etc/init.d/vncserver restart

Bước 6 : Khởi động khi bật máy

chkconfig vncserver on

Bước 7 : Tắt firewall

/etc/init.d/iptables stop

Bước 8 : Tắt firewall khi bật máy

chkconfig iptables off

Bước 9 : Download VNC CLient về và chén thôi

http://www.stanford.edu/class/ee108b/tools/vncviewer.exe

Đổi password user vnc bằng lệnh: vncpasswd

Bật VNC Client , nhập IP SVR theo dạng
IP:1 hoac IP:2 do bạnconfig trong files /etc/sysconfig/vncservers

Cài Adobe Flash Player trên CentOS

Để cài đặt được Adobe Flash Player trên CentOS 32 bit các bạn chạy các lệnh sau:

$ su
# rpm -ivh http://linuxdownload.adobe.com/linux/i386/adobe-release-i386-1.0-1.noarch.rpm
# rpm –import /etc/pki/rpm-gpg/RPM-GPG-KEY-adobe-linux
# yum check-update
# yum install flash-plugin

Mở Mozilla Firefox gõ about:plugins trên adressbar, hoặc vào menu Tools/Add-ons/Plugins thấy mục Shockware Flash tức là đã cài đặt thành công.

Flash Player cài đặt thành công trên Centos có thể tùy chỉnh và xem video trên các trang như Youtube
Flash Player cài đặt thành công trên Centos có thể tùy chỉnh và xem video trên các trang như Youtube

Nếu bạn vào menu System -> Preferences -> More Preferences bạn sẽ thấy mục tùy chỉnh Adobe Flash Player như hình trên. Một cách kiểm tra đơn giản khác là mở trang youtube.com ra nếu bạn xem video được tức là đã thành công.